Quy trình nghiên cứu Marketing và các cách phân loại

Đăng Tin Rao Vặt Miễn Phí Toàn Quốc

Mã tin #114

BOT
BOT
Robot Sender
0927357367
https://vnraovat.forumvi.com/
– Phân loại theo mức độ chuyên sâu
Nghiên cứu phát hiện hay khám phá ra vấn đề (Moritoring Research): Bằng cách thu thập thông tin phản hồi của khách hàng, qua các quan sát thị trường để đánh giá mức độ tác hại hay nghiêm trọng của vấn đề và tìm biện pháp đối phó cấp thời.
Nghiên cứu sơ bộ (Preliminary Research): Nghiên cứu trong thời gian ngắn để nhận dạng vấn đề khó khăn hay tín hiệu của các cơ hội thị trường.
Nghiên cứu thăm dò (Exploratory Research): Sử dụng các thông tin thứ cấp, đặc biệt là những tài liệu nghiên cứu đã có trước đây. Ngoài ra còn thu thập thông tin cập nhật hóa, đồng thời chú trọng việc thăm dò, hỏi han ý kiến của các chuyên gia, những người buôn bán nhiều kinh nghiệm thực tế.
Nghiên cứu chính thức (Conclusive Research): Khác với nghiên cứu thăm dò có tính cách thâm nhập không sâu lắm, nghiên cứu chính thức đòi hỏi phải có một kết luận rõ ràng về vấn đề nghiên cứu để đưa ra các biện pháp tiếp thị cụ thể.

Quy trình nghiên cứu Marketing và các cách phân loại Nghien-cuu-marketing-768x433

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình làm tiểu luận luận văn báo cáo tiếng anh hãy tham khảo các dịch vụ của chúng tôi:

+ Nhận làm bài assignment

+ Thuê làm báo cáo thực tập

– Phân loại theo mô hình nghiên cứu
Nghiên cứu theo mô hình mô tả hay còn gọi là nghiên cứu mô tả (Descriptive Research): Nhằm mục đích mô tả được chính xác hiện tượng bằng các phương pháp đo lường hay thăm dò. Mô hình này chú trọng phát hiện những chi tiết chưa được biết tới nhưng không đi sâu vào việc tìm nguyên nhân gây ra kết quả hiện tại. Nghiên cứu mô tả là một hình thức của nghiên cứu chính thức (Conclusive Research).
Nghiên cứu theo mô hình thử nghiệm hay nghiên cứu thử nghiệm (Experimental Research): Cũng là một hình thức nghiên cứu chính thức áp dụng những nguyên lý khoa học thực nghiệm tức là nhằm mục đích tìm ra những mối quan hệ nhất định giữa những nguyên nhân và hậu quả.
– Phân loại theo tính chất của nghiên cứu
Nghiên cứu định tính (Qualitative Research): Mục đích tìm ra các tính chất, các chi tiết, các ý kiến khác biệt nhau do đó người ta có thể sử dụng:
Phỏng vấn nhóm điển hình (Focus Group Interviews): Chọn phỏng vấn một vài nhóm, mỗi nhóm khoảng trên dưới 10 người trong khuôn khổ một cuộc mạn đàm do một điều phối viên dẫn dắt chương trình. Các thành viên trong nhóm điển hình sẽ lần lượt cho biết ý kiến của mình hoặc trao đổi, tranh luận với nhau về đề tài do người điều phối viên đưa ra.
– Phỏng vấn sâu (Depth – interview)
Phỏng vấn không giới hạn thời gian và số câu hỏi. Cuộc phỏng vấn nhằm khai thác tối đa hiểu biết của người được hỏi. Đối tượng được phỏng vấn là các chuyên gia, các khách hàng lớn hoặc khách hàng đặc biệt.
Nghiên cứu nhóm cố định (Panels) Nhà nghiên cứu lựa chọn một hay nhiều nhóm cố định (Panels) gồm một số đối tượng không đổi như người tiêu dùng cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp.
Nghiên cứu định lượng (Quantitative Research): Qua cuộc thăm dò hoặc một số lượng lớn để sau đó rút ra những tỉ lệ phần trăm về những ý kiến của họ.
– Phân loại theo địa điểm thực hiện
Nghiên cứu tại bàn (Desk research): Người nghiên cứu thu thập và xử lý những thông tin cấp 2 tại bàn giấy không cần ra hiện trường. Thật sự áp dụng nghiên cứu này người ta cũng phải đến thư viện hoặc tìm đến các nơi có chứa tín hiệu thông tin.
Nghiên cứu tại hiện trường (Field Research): Khác với nghiên cứu tại bàn, ở đây người nghiên cứu phải ra tận hiện trường (nơi xảy ra các cuộc trao đổi, buôn bán, quảng cáo, hội chợ v.v…) để tiếp cận với các đối tượng cần nghiên cứu như người tiêu dùng, khách hàng, người xem, thu thập thông tin qua sự quan sát, đo lường bằng cách đếm, chụp ảnh, ghi âm hoặc phỏng vấn.
Nghiên cứu tại phòng thí nghiệm (Research in laboratory)
– Phân loại sự liên tục và cách thực hiện của nhà nghiên cứu
Nghiên cứu đột xuất (Ad-hoc Research): Nhằm mục đích nghiên cứu về một vấn đề đặc biệt, có thể chỉ tiến hành một lần duy nhất .
Nghiên cứu liên tục (Continuous Research): Các doanh nghiệp lớn và nhất là các cơ quan nghiên cứu chuyên nghiệp thường theo dõi hàng ngày về tình hình thị trường, tình hình sử dụng các phương tiện quảng cáo, thăm dò phản ứng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm mới và sự thay đổi trong ngân sách chi tiêu của các hộ gia đình v.v..
Các nghiên cứu kết hợp (Omnibus Studies): Do cơ quan nghiên cứu chuyên nghiệp thực hiện định kỳ cho nhiều khách hàng cùng một lúc. Mỗi khách hàng (người muốn có thông tin) sẽ đặt ra khoảng ba hoặc năm câu hỏi. Cơ quan nghiên cứu sẽ tổng hợp lại và cho đi phỏng vấn người tiêu dùng ở nhiều tỉnh, thành phố hoặc quận huyện cùng một lúc.

11.04.18 12:17#1
Quyền hạn của bạn
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Banner 600x300
Đăng nhập

Chưa có tài khoản? Đăng ký ngay!